Đừng nhầm lẫn giữa định giá và thẩm định giá tài sản

Nhiều người thường hay nhầm lẫn giữa hai khái niệm định giá và thẩm định giá tài sản với nhau và tưởng chúng là một. Vậy hai khái niệm này có gì khác nhau, hãy cùng Thẩm định giá Thành Nam tìm hiểu nhiều hơn trong bài viết dưới đây.

1. Định giá 

Định giá có thể được hiểu là việc đánh giá giá trị của tài sản phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định.

Khoản 9 Điều 4 Luật Kinh doanh bất động sản quy định: « Định giá bất động sản là hoạt động tư vấn, xác định giá của một bất động sản cụ thể tại một thời điểm xác định»

Như vậy, định giá theo Luật Kinh doanh bất động sản là hoạt động tư vấn, xác định giá của một tài sản cụ thể tại một thời điểm xác định.

Tóm lại: Định giá tài sản là việc tư vấn, định các mức giá cụ thể cho từng loại tài sản làm căn cứ cho các hoạt động giao dịch mua, bán tài sản, hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường. Đối với các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá (các cơ quan có thẩm quyền quy định) thì các mức giá cụ thể của từng loại tài sản, hàng hóa mang tính bắt buộc mọi đối tượng tham gia hoạt động giao dịch, mua bán phải thực hiện. Đối với các tài sản, hàng hóa, dịch vụ không thuộc danh mục Nhà nước định giá thì do các tổ chức, cá nhân tự định giá theo quy luật thị trường làm cơ sở cho các hoạt động giao dịch mua bán, trao đổi.

: Định giá tài sản là việc tư vấn, định các mức giá cụ thể cho từng loại tài sản

2. Thẩm định giá 

Hiện nay đang tồn tại nhiều quan niệm về thẩm định giá. Song dưới góc độ pháp lý, ở Việt Nam hiện nay, thẩm định giá được hiểu như sau:

Thẩm định giá là việc đánh giá hoặc đánh giá lại giá trị của tài sản phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn của Việt Nam hoặc thông lệ quốc tế

Thẩm định giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ được hiểu là quá trình xác định giá thị trường của tài sản (hữu hình, vô hình, động sản, bất động sản), hàng hóa, dịch vụ, là việc đánh giá và đánh giá lại giá trị tài sản theo giá thị trường tại một thời điểm theo một chuẩn mực nhất định. Hiểu một cách thực chất, thẩm định giá là xác định giá cả của tài sản trên thị trường tại một thời điểm. Nó chính là việc xác định giá trị để tìm ra giá cả của tài sản định bán trong một tập hợp giả định các điều kiện trên thị trường nhất định. Công việc thẩm định giá do các nhà chuyên môn được đào tạo, có kiến thức, kinh nghiệm, có tính trung thực, nghề nghiệp về giá thực hiện. Nói cách khác, thẩm định giá do các thẩm định viên về giá thực hiện theo các tiêu chuẩn thẩm định giá do Nhà nước quy định. Kết quả của việc xác định giá cả do các thẩm định viên về giá thực hiện là cơ sở để các tổ chức, cá nhân có tài sản định ra mức giá phù hợp trong giao dịch.

Thẩm định giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ được hiểu là quá trình xác định giá thị trường của tài sản

3. Phân biệt hai khái niệm

Sự khác nhau giữa định giá và thẩm định giá trong nền kinh tế thị trường được thể hiện ở một số điểm cơ bản sau:

Thứ nhất: Bản chất, mục đích định giá và thẩm định giá

  • Định giá là việc đánh giá giá trị của tài sản phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định còn thẩm định giá là việc đánh giá hoặc đánh giá lại giá trị của tài sản phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn của Việt Nam hoặc thông lệ quốc tế.
  • Định giá thông qua các hình thức định giá cụ thể, giá chuẩn, khung giá, giá giới hạn (giá tối thiểu, giá tối đa); thẩm định giá chỉ xác định duy nhất một mức giá tài sản tại một địa điểm và thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá, kết quả thẩm định giá được đưa ra chủ yếu là mang tính tư vấn.
  • Định giá tài sản để đưa tài sản vào lưu thông trong kinh tế thị trường, trên cơ sở đó thúc đẩy thị trường phát triển. Thẩm định giá đánh giá hoặc đánh giá lại giá trị của tài sản để tư vấn cho người có yêu cầu thẩm định giá sử dụng vào những mục đích nhất định như mục đích bảo toàn tài sản, mua bán tài sản, thế chấp tài sản, tính thuế, thanh lý tài sản,…

Thứ hai: Nguyên tắc

Định giá tài sản phải bảo đảm nguyên tắc:

  • Định giá tài sản phải dựa trên các tiêu chuẩn kỹ thuật, tính chất, vị trí, quy mô, thực trạng của tài sản và giá thị trường tại thời điểm định giá;
  • Định giá tài sản phải độc lập, khách quan, trung thực và tuân thủ pháp luật.
Định giá do Nhà nước thực hiện với tư cách tổ chức quyền lực công

Thẩm định giá theo nguyên tắc: 

  • Tuân thủ pháp luật, tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam;
  • Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp và kết quả thẩm định giá;
  • Bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ và tính trung thực, khách quan của hoạt động thẩm định giá;
  • Bảo mật các thông tin của đơn vị được thẩm định giá, trừ trường hợp đơn vị được thẩm định giá đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác.

Thứ ba: Phương pháp định giá, thẩm định giá

  • Định giá theo các phương pháp cơ bản như: phương pháp so sánh trực tiếp; phương pháp thu nhập;…
  • Thẩm định giá theo các phương pháp cơ bản như: Phương pháp so sánh; phương pháp chi phí; phương pháp thu nhập; phương pháp lợi nhuận; phương pháp thạng dư;…

Thứ tư: Chủ thể thực hiện

  • Định giá do Nhà nước thực hiện với tư cách tổ chức quyền lực công, thông qua đó thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước và với cả tư cách chủ sở hữu (đối với tài sản của Nhà nước). Định giá còn do các tổ chức, các nhân thực hiện với tư cách chủ sở hữu tài sản hoặc với tư cách người có quyền tài sản hoặc với tư cách người cung cấp dịch vụ định giá.
  • Thẩm định giá phải do doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện, thông qua hoạt động của thẩm định viên về giá.

Vậy là qua bài viết trên đây, bạn có thể phân biệt được thế nào là định giá và thẩm định giá trị tài sản rồi. Hi vọng bài viết hữu ích đến các bạn đọc. Ngoài ra, nếu bạn đang quan tâm đế chủ đề này và có nhu cầu tìm nơi thẩm định giá uy tính, đừng quên liên hệ ngay với chúng tôi.

Mọi nhu cầu về việc liên quan đến đầu tư và thẩm định giá trong lĩnh vực kinh tế hiện nay, vui lòng liên hệ ngay công ty cổ phần đầu tư & thẩm định giá Thành Nam để được hỗ trợ cụ thể và chi tiết hơn.

Thông tin liên lạc

  • Trụ Sở Chính:
  • Tầng 8 tòa nhà Vạn Lợi, số 207A Nguyễn Văn Thủ, P Đa Kao, Q1, TPHCM.
  • 0934016168
  • Văn Phòng Giao Dịch Hà Nội:
  • 28 Khúc Thừa Du, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • 0843626368
  • Văn Phòng Giao Dịch Lâm Đồng:
  • Số 136/36 Trần Phú. P. Lộc Sơn, Tp.Bảo Lộc, Lâm Đồng
  • 0911664368
  • Văn phòng Giao Dịch Sóc Trăng:
  • Số 431, đường 9A, Khu đô thị 5A, Phường 4, TP Sóc Trăng.
  • 0934016168
  • Địa chỉ Văn phòng Sóc Trăng: Số 431, đường 9A, Khu đô thị 5A, Phường 4, Thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.