Khái niệm về thẩm định giá động sản

Thẩm định giá là việc đánh giá hoặc đánh giá lại giá trị tài sản phù hợp với thị trường  tại một thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc thông lệ quốc tế.

Thẩm định giá động sản bao gồm: Máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, các hàng hóa dịch vụ khác,…Trong từng trường hợp và mục đích thẩm định cụ thể được vận dụng khái niệm giá trị thị trường và giá trị phi thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá. Thẩm định giá động sản là sự ước tính về giá trị của các quyền sở hữu tài sản cụ thể bằng hình thức tiền tệ cho một mục đích đã được xác định rõ trong những điều kiện của một thị trường nhất định với những phương pháp phù hợp

Đối tượng thẩm định

Thẩm định giá động sản: Máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất, phương tiện vận tải…

Mục đích thẩm định

  • Mua bán, chuyển nhượng
  • Vay vốn ngân hàng, góp vốn liên doanh
  • Cổ phần hóa và thành lập doanh nghiệp
  • Xử lý nợ, giải thể doanh nghiệp
  • Đền bù, bảo hiểm, khiếu nại
  • Hoạch toán kế toán, tính thuế
  • Tư vấn và lập dự án đầu tư
  • Chứng minh tài sản du học, du lịch

Hồ sơ thẩm định

  • Danh mục tài sản, hợp đồng kinh tế mua bán (Đối với máy móc thiết bị)
  • Giấy chứng nhận đăng ký, sổ đăng kiểm (Đối với xe)
  • Giấy chứng nhận đăng ký, phương tiện thủy nội địa, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật. (Đối với tàu)
  • Hợp đồng thương mại, tờ khai hải quan. (Đối với tài sản nhập khẩu)

Quy trình thẩm định giá máy móc thiết bị

Khái niệm

Quy trình thẩm định giá là một khoa học thực hiện có tổ chức và logic được sắp xếp phù hợp với các quy tắc cơ bản đã được xác định rõ, nó giúp cho nhà thẩm định giá có thể đưa ra một kết luận ước tính giá trị có cơ sở và có thể tin tưởng được.

Quy trình thẩm định giá máy móc thiết bị

  • Xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định gái và xác định giá trị thị trường hay phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá.
  • Xác định mục đích thẩm định giá của khách hàng.
  • Xem xét đánh giá sơ bộ tài sản thẩm định giá về pháp lý, vị trí, đặc điểm tính năng, thông số kỹ thuật của máy móc thiết bị và các vấn đề có liên quan đến tài sản.
  • Đưa ra các dự kiến về phương pháp, nguồn thu thập thông tin… để lập phương án thẩm định giá.

Lập kế hoạch thẩm định giá

  • Nhân lực thực hiện, phân công người phụ trách, nhiệm vụ cụ thể của từng nhóm, tổ chức phối hợp giữa các nhóm…
  • Thời gian biểu;
  • Các phương tiện, công cụ, dụng cụ cần phải có để thực hiện việc khảo sát hiện trường…
  • Phối hợp với khách hàng, người hướng dẫn khảo sát hiện trạng;
  • Các vấn đề khác liên quan…

Khảo sát hiện trường, thu thập thông tin

– Khảo sát hiện trường để có được đầy đủ các thông tin về máy móc thiết bị như: Năm chế tạo, xuất xứ, các thông số kỹ thuật chủ yếu, vật liệu chế tạo ra máy móc thiết bị, nguồn cung cấp máy móc thiết bị, tình trạng kỹ thuật hiện tại,…

– Thu thập thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng khai thác của máy móc thiết bị cần thẩm định.

– Nghiên cứu thị trường trong nước, thị trường khu vực để tìm kiếm thông tin phù hợp với phương pháp ứng dụng để thẩm định giá tài sản theo yêu cầu của khách hàng.

– Tình hình các tài sản tương đồng trên thị trường.

– Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội trong và ngoài nước.

Phân tích thông tin

  • Phân tích đánh giá các thông tin đã thu thập được.
  • Đối chiếu kết quả khảo sát hiện trường với tài liệu khách hàng cung cấp.
  • Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của máy móc thiết bị, tình hình thị trường,…

Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá

  • Chọn phương pháp thẩm định giá phù hợp với mục đích và tài sản thẩm định giá.
  • Thực hiện các nội dung của phương pháp thẩm định giá được chọn.
  • Lập báo cáo và chứng thư kết quả thẩm định giá.
  • Căn cứ vào kết quả thu được từ các bước trêN.
  • Căn cứ theo mẫu quy định.

Trích từ: Tài liệu bồi dưỡng kiến thức ngắn hạn chuyên ngành thẩm định giá của Cục quản lý giá – Bộ Tài chính

Danh mục dịch vụ

Gửi yêu cầu báo giá