Nguyên tắc định giá tài sản góp vốn Công ty bạn cần biết!

Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Vậy, định giá tài sản góp vốn của các thành viên trong công ty như thế nào? Hãy cùng Thẩm định giá Thành Nam tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây

1. Tài sản góp vốn là gì?

Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập.

Theo quy định của luật doanh nghiệp năm 2020, tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể thẩm định giá tài sản tính bằng Đồng Việt Nam. Trong đó, Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.

Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty.

Như vậy, Các nhà đầu tư có thể góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng các loại tài sản khác nhau. Khi góp vốn bằng tài sản không phải là tiền mặt, nhà đầu tư cần thực hiện thủ tục định giá tài sản và chuyển quyền sở hữu tài sản để tạo thành vốn vào doanh nghiệp. Khoản 2 điều 37 quy định: “Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.”

2. Nguyên tắc định giá tài sản trong doanh nghiệp

Điều 34 Luật doanh nghiệp năm 2020 được quy định như sau:

Điều 34. Tài sản góp vốn

1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

2. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật

Về nguyên tắc, những gì được gọi là tài sản theo quy định tại điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015 thì đều có thể đem góp vốn. Tuy vậy, trên thực tế, những tài sản đem góp cốn phải là những tài sản có thể xác định được giá trị và có thể giao dịch được trên thị trường.

Nguyên tắc định giá tài sản trong doanh nghiệp

Việc góp vốn thành lập công ty được tiến hành trên cơ sở tự nguyện. Do đó, việc định giá tài sản cũng được thực hiện theo nguyên tắc các thành viên tự quyết định.

Về nguyên tắc, các thành viên có quyền định giá tài sản góp vốn theo nguyên tắc nhất trí, cần phải thấy ý nghĩa của việc định giá tài sản góp vốn là nhằm xác định giá trị của tài sản. Do đó việc xác định theo đúng giá trị của nó tránh trường hợp “ăn gian”.

Tức là, việc định giá tài sản phải được thực hiện thao nguyên tắc đúng với giá trị của nó tại thời điểm kết thúc định giá.

3. Thời điểm định giá tài sản góp vốn

Việc định giá tài sản góp vốn được quy định tại Điều 36 Luật Doanh nghiệp năm 2020, cụ thể: Đối với tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng: thì việc định giá được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá thực hiện và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.

Như đã nói ở trên, việc góp vốn được thực hiện tại hai thời điểm: khi thành lập doanh nghiệp và sau khi thành lập doanh nghiệp. Cụ thể việc định giá tài sản góp vốn tùy từng thời điểm được quy định như sau:

Thứ nhất: Khi thành lập doanh nghiệp.

Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.

Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

Thứ hai: Sau khi thành lập doanh nghiệp.

Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận.

Thời điểm định giá tài sản góp vốn

Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

4. Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn

Căn cứ theo Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2020, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:

4.1. Đối với tài sản đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất

Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ.

4.2. Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu

Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản.

Biên bản giao nhận phải có các ghi rõ những nội dung như sau:

  • Tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty
  • Họ, tên, địa chỉ thường trú, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặc đăng ký của người góp vốn
  • Loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn
  • Tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty
  • Ngày giao nhận
  • Chữ ký của người góp vốn hoặc đại diện theo ủy quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty.
Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản.

Lưu ý:

  • Cổ phần hoặc phần vốn góp bằng tài sản không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.
  • Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.
  • Thanh toán mọi hoạt động mua, bán, chuyển nhượng cổ phần và phần vốn góp và nhận cổ tức của nhà đầu tư nước ngoài đều phải được thực hiện thông qua tài khoản vốn của nhà đầu tư đó mở tại ngân hàng ở Việt Nam, trừ trường hợp thanh toán bằng tài sản.

Trên đây là những thông tin về thẩm định giá tài sản góp vốn công ty chúng tôi chia sẻ đến bạn đọc. Nếu bạn đang gặp những vấn đề về định giá tài sản, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với Thẩm định giá Thành Nam, chúng tôi sẽ giải quyết vấn đề cho bạn.

Mọi nhu cầu về việc liên quan đến đầu tư và thẩm định giá trong lĩnh vực kinh tế hiện nay, vui lòng liên hệ ngay công ty cổ phần đầu tư & thẩm định giá Thành Nam để được hỗ trợ cụ thể và chi tiết hơn.

Thông tin liên lạc

  • Trụ Sở Chính:
  • Tầng 8 tòa nhà Vạn Lợi, số 207A Nguyễn Văn Thủ, P Đa Kao, Q1, TPHCM.
  • 0934016168
  • Văn Phòng Giao Dịch Hà Nội:
  • 28 Khúc Thừa Du, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • 0843626368
  • Văn Phòng Giao Dịch Lâm Đồng:
  • Số 136/36 Trần Phú. P. Lộc Sơn, Tp.Bảo Lộc, Lâm Đồng
  • 0911664368
  • Văn phòng Giao Dịch Sóc Trăng:
  • Số 431, đường 9A, Khu đô thị 5A, Phường 4, TP Sóc Trăng.
  • 0934016168
  • Địa chỉ Văn phòng Sóc Trăng: Số 431, đường 9A, Khu đô thị 5A, Phường 4, Thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.